GIỚI THIỆU

Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi

Tầm nhìn

Tầm nhìn của Nhà hát xuyên suốt từ thời điểm thành lập đến nay đã có những thay đổi nhất định để phù hợp với sự phát triển của xã hội và vận mệnh đất nước, tuy nhiên vẫn dựa trên sứ mệnh bảo tồn, gìn giữ và phát triển nghệ thuật Tuồng: 

  • Gìn giữ, kế thừa và phát triển nghệ thuật Tuồng;
  • Tiếp cận gần hơn đến thế hệ trẻ với nghệ thuật truyền thống bằng những hình thức mới phù hợp với đại chúng hơn;
  • Cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống nghệ sĩ, diễn viên, cán bộ công nhân viên.

Sứ mệnh

Nhà hát Tuồng Việt Nam là đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, được thành lập từ năm 1959. Trong suốt quá trình phát triển, các thế hệ cán bộ, nghệ sĩ luôn đoàn kết, phấn đấu giữ gìn, kế thừa và phát triển nền nghệ thuật Tuồng Việt Nam theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Giá trị cốt lõi

  • Là đơn vị nghệ thuật tiên phong trong việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật tuồng Việt Nam;
  • Đào tạo ra nhiều thế hệ nghệ sĩ, biểu diễn, nhạc công, đạo diễn,… tài năng, góp phần kế thừa và phát huy nghệ thuật tuồng Việt Nam;
  • Góp phần đưa nghệ thuật tuồng Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

Thành tích và sự kiện nổi bật

THÀNH TÍCH

  • Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba
  • Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba
  • Huy chương “Vì sự nghiệp văn hóa” cho cán bộ, nghệ sĩ tiêu biểu
  • Huy chương “Vì sự nghiệp sân khấu” cho các nghệ sĩ Nhân dân, nghệ sĩ Ưu tú, nghệ sĩ xuất sắc của nhà hát
  • Huy hiệu “30-40 năm tuổi Đảng” cho các cán bộ nhà hát
  • Trên 20 huy chương Vàng, Bạc, giải thưởng cho các vở diễn tại liên hoan, Hội diễn sân khấu toàn quốc
  • Trên 200 huy chương Vàng, Bạc, giải thưởng cho các cá nhân nghệ sĩ

SỰ KIỆN NỔI BẬT

Sân Khấu Học Đường – Mang nghệ thuật Tuồng đến gần hơn với giới trẻ

“Sân Khấu Học Đường” là một đề án được thực hiện bởi Nhà hát Tuồng Việt Nam với sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng Cục Nghệ thuật Biểu diễn. Đây là nỗ lực nhằm đưa nghệ thuật Tuồng – một trong những di sản quý báu của dân tộc – đến gần hơn với thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục trên cả nước.

Chương Trình Biểu Diễn Nghệ Thuật Tuồng Gắn Với Không Gian Phố Cổ

Thuộc “Đề án xúc tiến du lịch” của Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch; chương trình được Nhà hát Tuồng Việt Nam thực hiện và trình diễn tại Rạp Hồng Hà với hai hoạt động chính bao gồm hoạt động tương tác tại sảnh và biểu diễn chương trình nghệ thuật sân khấu. Chương trình đã thu hút gần 700 khán giả tới tham dự chỉ trong 2 đêm diễn.

Ra mắt vở Tuồng Lịch sử “Đoạn thâm tình”

Tối ngày 12/12/2024, tại Nhà hát Tuồng Việt Nam (Hà Nội), buổi tổng duyệt vở tuồng lịch sử “Đoạn Thâm Tình” đã diễn ra thành công với sự tham dự của đại diện Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), cùng đông đảo các nghệ sĩ, nhạc công và đội ngũ sáng tạo nghệ thuật của nhà hát. Buổi tổng duyệt kết thúc với không khí hân hoan và sự đón nhận nhiệt tình của khán giả, đặc biệt là các bạn trẻ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

“Dấu thiêng Hà Nội” – Dấu ấn trong “Lễ hội Thiết Kế Sáng Tạo 2024”

Hưởng ứng chủ đề của “Lễ hội Thiết Kế Sáng Tạo 2024”, Nhà hát Tuồng Việt Nam ra mắt chương trình nghệ thuật đa giác quan “Dấu thiêng Hà Nội”. Chương trình đã thu hút được 4.359 lượt truy cập mua vé trên mọi nền tảng, với hơn 1.000 khán giả tham dự chỉ trong 4 đêm diễn.


Kho tác phẩm & Các thể loại Tuồng

Tuồng truyền thống 

  • Sơn Hậu 
  • Võ Tam Tư Trảm Cáo
  • Triệu Đình Long cứu chúa (Giải thưởng Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam 1990) 
  • Lý Phụng Đình ( Giải A Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp năm 1990) 
  • Đào Phi Phụng ( Giải A Hội nghệ sĩ sân khấu năm 1993) 
  • Nữ tướng Đào Tam Xuân 
  • Mục Quế Anh dâng cây

Tuồng lịch sử

  • Tiếng gọi non sông (Huy chương Vàng Hội diễn sân khấu toàn quốc 1962) 
  • Đề Thám (Huy chương Vàng Hội diễn sân khấu toàn quốc 1970)
  • Trần Hưng Đạo (Huy chương Bạc Hội diễn sân khấu toàn quốc 1995)
  • Chu Văn An (Huy chương Vàng Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc 1990)
  • Lý Chiêu Hoàng (Giải A Liên hoan sân khấu nhỏ toàn quốc năm 1996) 
  • Thoại Khanh Châu Tuấn 
tìm hiểu thêm

Tuồng hiện đại

  • Suối đất hoa (Huy chương Vàng Hội diễn Sân khấu toàn quốc 1980)
  • Hoàng hôn đen (Huy chương Bạc Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc 1985)
  • Rừng thức 
  • Tình mẹ
  • Không còn con đường nào khác

Tìm hiểu thêm


Tuồng dân gian

  • Phương thuốc thần kỳ (Giải thưởng Hội nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam) 
  • Nghêu sò ốc hến 
  • Chiếc bóng oan khiên 
  • Trích đoạn “Ngũ biến”

Cùng nhiều tác phẩm đặc sắc khác, xem thêm tại đây 

Thông điệp

 

  • Lan tỏa, nêu cao tinh thần trách nhiệm, vai trò của mỗi cá nhân trong từng giai đoạn, vận mệnh của đất nước: Xưa là giữ gìn hòa bình, độc lập dân tộc; Nay là hăng say lao động, không ngừng sáng tạo để góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình; 
  • Khuyến khích con người yêu quê hương, đất nước, có trách nhiệm với gia đình và xã hội;
  • Nêu gương, tôn vinh những anh hùng xả thân vì lý tưởng chung, vì non sông xã tắc không chỉ trong thời chiến mà còn là thời bình.
Lịch sử hình thành và phát triển

Giai đoạn 1959 – 1964

Năm 1959, Bộ Văn hóa quyết định thành lập Đoàn Tuồng Bắc. Các nghệ nhân Tuồng rải rác ở các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Bắc Ninh, Nam Định, Hà Tây,… hướng về Hà Nội tham gia thành lập Đoàn Tuồng Bắc.

Lúc đầu thành lập, Đoàn chỉ có 15 người, phải tập luyện trong chùa Hà. Trong giai đoạn từ 9/1959 đến năm 1963, Đoàn đã có 4 tiết mục như “Nữ tướng Đào Tam Xuân“, “Triệu Đình Long cứu chúa” (truyền thống) và 2 vở Tuồng lịch sử “Tiếng gọi non sông“, “An Tư công chúa“.

 

Giai đoạn 1965 – 1974

Cuộc chiến tranh đánh phá miền Bắc của đế quốc Mỹ ngày càng ác liệt. Chủ trương của Bộ Văn hóa, nghệ sĩ ở các Đoàn nghệ thuật cũng là các “Chiến sĩ trên mặt trận Văn hóa”, tập trung công tác xây dựng tiết mục, phục vụ nhân dân. Không ít nghệ sĩ xung phong cầm súng ra mặt trận, các nghệ sĩ còn lại tổ chức các đợt biểu diễn phục vụ bộ đội, nhân dân, đến từng địa phương, từng đơn vị , sát cánh kề vai với các chiến sĩ trên từng mâm pháo.

Tháng 6/1967, thành lập đơn vị độc lập mang tên “Đoàn Tuồng Bắc” trực thuộc Bộ Văn hóa. Có thể nói đây là sự kiện đánh dấu sự trưởng thành của một đơn vị nghệ thuật. Đoàn không còn là một đơn vị nghệ thuật chỉ đơn thuần làm công tác dựng vở và biểu diễn, mà còn gánh vác nhiệm vụ nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng phong trào Tuồng ở các địa phương,…

Cuối 1972, chiến tranh chấm dứt, đội ngũ diễn viên ngày càng được bổ sung, tổ chức ngày càng vững mạnh, Đoàn được trang bị thêm nhiều phương tiện biểu diễn. Nghệ thuật sân khấu Chèo, Tuồng chiếm địa vị độc tôn trong đời sống tinh thần của công chúng khán giả. Người đi xem Tuồng đông như trẩy hội.

 

Giai đoạn 1975 – 1985

 

Sau thắng lợi của cuộc tổng tiến công mùa xuân năm 1975, cả nước chuyển sang thời kỳ độc lập, thống nhất. Đoàn đã thành lập 2 đoàn là Đoàn biểu diễn 1 và Đoàn biểu diễn 2, đồng thời cho ra đời một loạt các tác phẩm mới như “Nghêu – Sò – Ốc – Hến“, “Chuyển cổ Bát Tràng”, “Suối Đất Hoa“,.. Những tiết mục thời kì này rất đa dạng về đề tài: dân gian , lịch sử, hiện đại, nước ngoài.

 

Giai đoạn 1986 – 1995

Trong giai đoạn này, 20 vở Tuồng ra đời, không khí sáng tạo nghệ thuật được hâm nóng trong từng tác phẩm. Đặc biệt vở Tuồng dân gian “Chiếc bóng oan khiên” biểu diễn tới nghìn đêm.

Năm 1990, Nhà hát dốc toàn lực tham gia Liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp Toàn quốc với 3 vở diễn “Lý Phụng Đình“, “Chu Văn An” và “Triệu Đình Long cứu chúa“. Ba vở Tuồng được Ban giám khảo trao tặng giải A và nhiều Huy chương Vàng, Bạc cho diễn viên.

 

Giai đoạn 1996 – 2009

 

Qua các kỳ tranh tài đã lóe sáng nhiều tài năng trẻ: Kiều Oanh, Lộc Huyền, Đức Mạnh,… Các gương mặt trẻ tiếp tục phát huy tinh túy nghệ thuật ông cha.

Bước vào thời kỳ hội nhập toàn cầu, Nhà hát đã giới thiệu, quảng bá nghệ thuật Tuồng tới nhiều nước trên thế giới: Mỹ, Nhật Bản, Bỉ, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Singapore, Pháp,… 

Nhà hát luôn quan tâm đến công tác nghiên cứu, lý luận, tư liệu. Nhà hát đã có một số công trình nghiên cứu cấp Bộ, nhiều bài phê bình, tiểu luận có giá trị thực tiễn. Những tư liệu về múa, hát cơ bản, các tổng phổ, phục trang, hình ảnh các vai diễn,… được lưu giữ để nghiên cứu và truyền dạy cho các thế hệ diễn viên trẻ. 

 

Giai đoạn 2010 – Nay

 

Nhà hát tiếp tục sưu tầm, nghiên cứu và biên soạn các vở tuồng cổ, đồng thời sáng tác những vở tuồng mới, nhằm giữ gìn và phát triển loại hình nghệ thuật này. Các buổi biểu diễn được tổ chức thường xuyên tại Rạp Hồng Hà, địa điểm chính thức của Nhà hát từ năm 2001, với sức chứa 393 chỗ ngồi, phục vụ khán giả trong và ngoài nước.

Nhà hát Tuồng Việt Nam đã chủ động tiếp cận giới trẻ thông qua các chương trình “Sân khấu học đường”, chương trình “Giới thiệu nghệ thuật Tuồng với khán giả trẻ”. Nhà hát tích cực đẩy mạnh truyền thông trên các trang mạng xã hội và ứng dụng công nghệ số để tiếp cận đa dạng đối tượng khán giả. 

Hoạt động của nhà hát

 

  • Tham gia hợp tác, giao lưu, giới thiệu nghệ thuật Tuồng tại các diễn đàn trong nước và quốc tế; 
  • Biểu diễn phục vụ nhân dân tại rạp Hồng Hà, Nhà hát Tuồng Việt Nam;
  • Biểu diễn phục vụ nhân dân tại các địa phương trong cả nước và nước ngoài;
  • Sưu tầm, tập hợp, hệ thống, phục hồi, chỉnh lý, nâng cao các vở Tuồng truyền thống;
  • Sáng tác, dàn dựng chương trình, vở diễn, tiết mục Tuồng mới;
  • Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tài năng nghệ thuật tuồng.
Dịch vụ của nhà hát

 

  • Biểu diễn nghệ thuật;
  • Phối hợp truyền thông, chương trình, sự kiện;
  • Dịch vụ cho thuê rạp Hồng Hà;
  • Dịch vụ cho thuê trang phục, đạo cụ biểu diễn; 
  • Tài trợ;
  • Cố vấn;
  • Hỗ trợ truyền thông.

Tham khảo thêm tại đây