Tuồng Lịch Sử – Di Sản Văn Hóa Đáng Tự Hào Của Dân Tộc

Tuồng – Loại hình nghệ thuật sân khấu lâu đời 

Nhắc đến nghệ thuật Tuồng, khán giả thường nghĩ ngay đến những vở diễn truyền thống với những điệu bộ cách điệu, hóa trang đặc trưng và lời thoại mang đậm chất bác học. Tuy nhiên, Tuồng không chỉ gói gọn trong những vở diễn cung đình hay các tích cổ quen thuộc. Ít ai biết rằng, Tuồng đã không ngừng phát triển và mở rộng, tạo ra nhiều biến thể để phù hợp hơn với thị hiếu khán giả.

Qua thời gian, Tuồng đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, tiếp thu và đổi mới để tiếp cận đông đảo công chúng hơn. Trong quá trình đó, nhiều thể loại Tuồng mới đã xuất hiện, bên cạnh dòng Tuồng truyền thống vốn có. Một trong những thể loại đặc sắc nhất chính là Tuồng lịch sử. Vậy, tuồng lịch sử là gì?

Tuồng lịch sử – nhịp cầu với trang sử hào hùng của dân tộc

Vậy thể loại tuồng lịch sử à gì? Khác với thể loại Tuồng truyền thống, Tuồng lịch sử không còn quá mang nặng yếu tố hư cấu, hoang đường. Các vở Tuồng lịch sử thường tập trung thuật lại các sự kiện có thật trong lịch sử, tái hiện những chiến công lẫy lừng, những nhân vật anh hùng hoặc những câu chuyện có tác động lớn đến vận mệnh đất nước. Thể loại này thường xoay quanh các nhân vật lịch sử tiêu biểu của Việt Nam như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Nguyễn Huệ… và những giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc. Các vở Tuồng như: “An Tư công chúa”, “Trần Quốc Toản ra quân”, “Đào Tam Xuân”, “Đoạn thâm tình”… từ lâu đã để lại những ấn tượng sâu sắc, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Việt Nam. Có thể thấy, có vở diễn thuộc thể loại tuồng lịch sử có tính giáo dục cao, một phương pháp học lịch sử thông qua sáng tạo nghệ thuật trên sân khấu độc đáo.

Bà Trưng – Bà Triệu (Hai Bà Trưng)

Vở tuồng “Đoạn Thâm Tình” viết về những năm cuối cùng thời vua Lê Hiển Tông và 2 năm đầu thời vua Lê Chiêu Thống, dẫn đến thảm cảnh hơn 20 vạn quân Thanh đổ về Đại Việt.

An Tư công chúa – công chúa nhà Trần

Trần Quốc Toản ra quân

Tiết mục “Sử thi Quang Trung” nằm trong chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề “Đống Đa – Sử vàng lưu danh – Tương lai vững bước” thuộc khuôn khổ “Lễ hội Gò Đống Đa 2024”, được biểu diễn bởi Nhà hát Tuồng Việt Nam. Lễ hội sẽ được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 2 đến 4/2 (tức từ mùng 5 đến 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Mở màn đầy ấn tượng được dàn dựng dựa trên hình ảnh người anh hùng Quang Trung tiêu biểu của văn hoá lịch sử Việt Nam. Để trình diễn được tiết mục này, Nhà hát Tuồng Việt Nam đã huy động toàn bộ nhân lực đến từ hai đoàn biểu diễn nghệ thuật Truyền thống & Thể nghiệm, số lượng nghệ sĩ lên tới 100 người cho tiết mục này.

Về hình thức, Tuồng lịch sử vẫn giữ nguyên những đặc trưng của Tuồng truyền thống như hát nói, vũ đạo, phục trang rực rỡ. Tuy nhiên, nội dung đòi hỏi tính chính xác lịch sử, đòi hỏi người nghệ sĩ, đặc biệt là đội ngũ ekip sáng tạp phải có chuyên môn và sự đầu tư trong công tác nghiên cứu thông tin.  chân thực hơn. Những vở Tuồng lịch sử thường mang tính triết lý sâu sắc, thể hiện tinh thần yêu nước, trung quân ái quốc và khắc họa rõ nét tâm lí nhân vật.

Tuồng lịch sử – khi nghệ thuật hòa với dòng chảy của dân tộc

Không chỉ là loại hình giải trí đơn thuần, Tuồng lịch sử còn là một phương tiện giáo dục vô cùng hiệu quả. Thông qua sân khấu, những câu chuyện lịch sử không còn là những trang sách khô khan mà trở nên sống động, dễ tiếp cận hơn với công chúng. Đặc biệt, với giới trẻ, Tuồng lịch sử giúp khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và hiểu biết sâu sắc hơn về những giá trị truyền thống nước nhà. 

Các chương trình biểu diễn Tuồng lịch sử đang được tổ chức nhiều hơn, từ sân khấu chuyên nghiệp cho đến các buổi diễn tại trường học, địa phương, giúp nghệ thuật này gần gũi hơn với công chúng. Không chỉ dừng lại ở sân khấu, Tuồng lịch sử còn được đưa vào các hoạt động giao lưu văn hóa, các chương trình nghệ thuật, tạo ra sức hút mạnh mẽ hơn với khán giả trẻ.

Ngày nay, dù đối mặt với nhiều thách thức, Tuồng lịch sử vẫn có sức sống riêng và đang dần được phục hưng thông qua các dự án bảo tồn nghệ thuật truyền thống. Các chương trình biểu diễn Tuồng lịch sử đang được tổ chức nhiều hơn, từ sân khấu chuyên nghiệp cho đến các buổi diễn tại trường học, địa phương, giúp thể loại này gần gũi hơn với công chúng. Không chỉ dừng lại ở sân khấu, Tuồng lịch sử còn được đưa vào các hoạt động giao lưu văn hóa, các chương trình nghệ thuật, tạo ra sức hút mạnh mẽ hơn với khán giả trẻ.

Hy vọng rằng, với sự quan tâm của cộng đồng, Tuồng lịch sử sẽ tiếp tục được phát triển, góp phần giữ gìn hồn cốt dân tộc Việt Nam.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *