Ngày 23/11/1945, Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 65/SL “Ấn định nhiệm vụ của Đông Phương Bác cổ Học viện” – Đây là Sắc lệnh đầu tiên của Nhà nước ta về việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Sắc lệnh ra đời trong hoàn cảnh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ đang gặp vô vàn khó khăn về giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, đất nước đang ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
Ngày 24/2/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 36/2005/QĐ-TTg về việc lấy ngày 23/11 hàng năm là “Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam” nhằm phát huy truyền thống và ý thức trách nhiệm của những người làm công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam, động viên các tầng lớp xã hội tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc
Trong những năm gần đây, Việt Nam là một trong những nước có đóng góp tích cực trong công tác bảo tồn Di sản Văn hóa thế giới, ngày 19 tháng 11 năm 2013 Việt Nam đã chính thức được Đại hội đồng lần thứ 19 các quốc gia thành viên Công ước về bảo vệ Di sản Văn hóa và thiên nhiên thế giới (gồm 160 nước) bỏ phiếu tín nhiệm, bầu là một trong 21 thành viên của Ủy ban Di sản thế giới.
- Trích Đoạn Tuồng Ông Già Cõng Vợ Trẻ Đi Xem Hội – Nhà Hát Tuồng Việt Nam | Hát Tuồng Hay Nhất 2023
- Trích Đoạn Tuồng Ôn Đình Chém Tá – Kim Lân Qua Đèo | Đỉnh Cao Nghệ Thuật Tuồng Việt Nam
- Tuồng Cổ Xưa | Những Trích Đoạn Tuồng Hay Nhất | Nhà Hát Tuồng Việt Nam
- Công Bố Tiền Sự Kiện “Dấu Thiêng Hà Nội”: Talkshow Và Biểu Diễn Nghệ Thuật “Mãn Sắc”
- Chương Trình Giới Thiệu Nghệ Thuật Tuồng Với Khán Giả Trẻ 3 – Nhà Hát Tuồng Việt Nam