Ra mắt Sự Kiện “Lời Tuồng – Tiếng Trẻ” Hưởng ứng Tháng Thanh Niên

The English descriptions are attached below

Thời gian/Time: 20:00, 22/03/2025 & 29/03/2025 (Thứ 7)

Địa điểm/Address: Rạp Hồng Hà, 51A P. Đường Thành, Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

mua vé (Buy tickets) Sơ đồ ghế (avaiable seats)


Sự kiện được tổ chức bởi Nhà hát Tuồng Việt Nam

The event is organized by the Vietnam Traditional Opera House

Dàn dựng: Đạo diễn Việt Yên
Âm nhạc: NSƯT Trần Vinh
Đọc lời giới thiệu: NSƯT Xuân Tùng, Trần Long
Chỉ đạo nghệ thuật: Q. Giám đốc – Hoàng Văn Long
Chỉ huy đêm diễn: NSƯT Quang Cường
Âm Thanh: Hùng Sơn
Ánh Sáng: Văn Phong
Đạo Cụ: Minh Công
Phục Trang: Thúy Luyến

Chịu trách nhiệm thực hiện: Phòng Tổ chức Biểu diễn NHTVN
Biểu diễn: Đoàn Truyền thống NHTVN
Trưởng Ban Tổ chức: Yến Linh
Hình ảnh: CCNN
Hỗ trợ hình ảnh: Lưu Luyến, Đức Hải
Truyền thông: Nhóm CTV Marketing Truyền thông NHTVN


Tuổi Trẻ Hôm Nay – Hồn Tuồng Mai Sau

Today’s Youth – Tomorrow’s Tuồng Spirit

Hưởng ứng Tháng Thanh Niên (26/3), Nhà hát Tuồng Việt Nam cho ra mắt chương trình nghệ thuật mang ý nghĩa kết nối giữa truyền thống và hiện đại, giữa nghệ thuật tuồng cổ và hơi thở của tuổi trẻ hôm nay: “LỜI TUỒNG – TIẾNG TRẺ”

“Lời tuồng” đại diện cho những giá trị văn hóa lâu đời, những vở diễn kinh điển mang đậm tinh thần dân tộc, trong khi “tiếng trẻ” chính là biểu tượng của thế hệ thanh niên đầy sáng tạo, năng động và khát khao đổi mới. Chương trình không chỉ đơn thuần là một buổi biểu diễn, mà còn là cầu nối giúp người trẻ hiểu và yêu nghệ thuật tuồng hơn, đồng thời khuyến khích họ chung tay bảo tồn và phát triển loại hình nghệ thuật truyền thống này.

“LỜI TUỒNG – TIẾNG TRẺ” mang đến những góc nhìn mới mẻ về tuồng, giúp khán giả trẻ thấy rằng nghệ thuật này không hề xa vời mà vẫn có thể hòa quyện với đời sống hiện đại. Thông qua các trích đoạn về chủ đề Thanh niên và Tuổi trẻ, nhà hát mong muốn truyền cảm hứng để thế hệ trẻ tiếp bước, giữ gìn và lan tỏa tinh hoa văn hóa dân tộc.

“Tuổi Trẻ Hôm Nay – Hồn Tuồng Mai Sau”, cùng nhau chúng ta thắp sáng ngọn lửa đam mê và trách nhiệm với nghệ thuật truyền thống Việt Nam!

In response to Vietnamese Youth Month (March 26th), the Vietnam Traditional Opera House proudly presents a special artistic program that bridges tradition and modernity, connecting classical tuồng (Vietnamese traditional opera) art with the vibrant spirit of today’s youth: “LỜI TUỒNG – TIẾNG TRẺ” (Classical Scripts in The Sound of Youth)

“Lời tuồng” represents the rich cultural heritage and iconic classical performances that embody the national spirit, while “tiếng trẻ” symbolizes the creativity, dynamism, and innovation of the younger generation. This program is not just a performance—it serves as a bridge, helping young people appreciate and embrace tuồng while encouraging them to participate in preserving and developing this traditional art form.

“LỜI TUỒNG – TIẾNG TRẺ” offers fresh perspectives on tuồng, showing young audiences that this art form is not distant or outdated, but can seamlessly blend with modern life. Through excerpts featuring themes of youth and aspiration, the theater hopes to inspire the next generation to carry forward and promote the essence of Vietnamese cultural heritage.

“Today’s Youth – Tomorrow’s Traditional Spirit”
Together, let’s ignite the flame of passion and responsibility for Vietnam’s traditional arts!

Điểm nhấn của sự kiện

Highlight of the Event

Góc nhìn đương đại: Kết hợp trình diễn tuồng với những yếu tố sân khấu mới, mang đến hơi thở hiện đại mà vẫn giữ được tinh thần truyền thống. 

Trải nghiệm miễn phí không gian trưng bày nghệ thuật tuồng tại Rạp Hồng Hà.

Trình diễn tuồng đặc sắc: Những trích đoạn tuồng kinh điển với sự tham gia của các nghệ sĩ đến từ Đoàn truyền thống – Nhà hát Tuồng Việt Nam


Contemporary Perspective: A fusion of Tuồng performance with modern theatrical elements, bringing a contemporary touch while preserving the traditional spirit.Free Experience – Tuồng Art Exhibition at Hồng Hà Theater.

Immerse yourself in the artistic space of Tuồng with a free exhibition showcasing its rich heritage.

Spectacular Tuồng Performances: Enjoy iconic excerpts from classic Tuồng plays, featuring talented artists from the Traditional Ensemble of the Vietnam National Opera House. 

Trích đoạn “Trần Quốc Toản ra quân” (tuồng lịch sử)

“Trần Quốc Toản Goes to Battle” Excerpt (historical tuồng)

Trích đoạn “Trần Quốc Toản ra quân” tái hiện hình ảnh Trần Quốc Toản, một thiếu niên anh hùng thời nhà Trần, với lòng yêu nước mãnh liệt và quyết tâm chiến đấu chống giặc ngoại xâm.

Vào thời nhà Trần, khi quân Nguyên – Mông lăm le xâm lược Đại Việt, vua Trần Nhân Tông triệu tập hội nghị Bình Than để bàn kế giữ nước. Các tướng lĩnh, vương hầu được mời đến để tham dự và góp ý kiến. Trần Quốc Toản, lúc đó mới 16 tuổi, cũng muốn tham gia vì lòng yêu nước sục sôi. Tuy nhiên, vì chưa đủ tuổi, ông bị ngăn lại và không được phép dự bàn việc quân cơ.

Căm phẫn vì không được góp sức cho đất nước, Trần Quốc Toản bóp nát quả cam trong tay, thể hiện lòng uất hận và quyết tâm chiến đấu. Không chịu đứng ngoài cuộc, ông tự chiêu mộ hơn 1.000 binh sĩ, huấn luyện họ thành một đội quân tinh nhuệ. Ông cho thêu lên lá cờ sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân”, thể hiện lòng trung thành với vua và ý chí tiêu diệt quân thù. Đội quân của ông không quản tuổi trẻ, không sợ hiểm nguy, sẵn sàng xông pha ra trận để bảo vệ giang sơn Đại Việt.

Cast:

Mẹ Trần Quốc Toản: NSƯT Diễm Hương
Trần Quốc Toản: NS Đình Thuận
Lão Bá: NS Đình Nam
Dân Làng: NS Tuyết Mai, Hà Thanh, Thùy Dung, Bảo Hương, Đức Anh, Thúy Luyến, Đỗ Quyên, Đình Học, Viết Hưng, Xuân Tùng, Quang Cường, Mạnh Linh

This excerpt recreates the image of Trần Quốc Toản, a young hero of the Trần dynasty, whose fierce patriotism and unyielding determination drove him to fight against foreign invaders.

During the Trần dynasty, as the Yuan-Mongol forces threatened to invade Đại Việt (ancient Vietnam), Emperor Trần Nhân Tông convened the Bình Than Conference to discuss defense strategies. Generals and royal officials were invited to attend and contribute their opinions. At the time, Trần Quốc Toản was only 16 years old and, filled with burning patriotism, wished to participate. However, due to his young age, he was denied entry and barred from taking part in military discussions.

Frustrated and enraged, Trần Quốc Toản crushed an orange in his hand, symbolizing his deep resentment and unwavering resolve to fight for his country. Refusing to remain a bystander, he gathered over 1,000 soldiers, training them into an elite force. He had a flag embroidered with the six golden words:
“Phá cường địch, báo hoàng ân” (“Destroy the strong enemy, repay the Emperor’s grace”)—a testament to his loyalty to the king and determination to defeat the invaders.

Despite their youth, his army feared no danger, willing to charge into battle to protect the sovereignty of Đại Việt.


Trích đoạn “Sự tích Đầm Mực” (tuồng lịch sử)

“The Legend of Đầm Mực” Excerpt (historical tuồng)

Vào thời nhà Trần, có một cụ đồ nho tên Chu Văn An nổi tiếng học rộng, tài cao và đức độ. Cũng vì tiếng tăm của cụ truyền khắp mọi nơi nên học trò xa gần đến học rất đông.

Trong số học trò của ông có con của vua Thủy (thần sông), mỗi ngày hóa thành người lên bờ học chữ thánh hiền. Một lần nọ, vùng Thanh Đàm gặp đại hạn, hạn hán kéo dài, hoa màu chết khô, dân tình khốn khổ. Cảm thương cảnh đó, Chu Văn An khuyên học trò dùng phép thuật giúp dân làm mưa. Vì lệnh trời cấm, họ chỉ có thể dùng nước từ nghiên mực của thầy để tạo mưa. Con trai Thuỷ thần vẩy mực lên trời, rồi vứt nghiên bút xuống sông. Đêm đó, trời đổ cơn mưa lớn, cứu được mùa màng, nhưng nước mưa có màu đen như mực và chỉ rơi ở Thanh Đàm.

Sự việc khiến Ngọc Hoàng nổi giận, cho rằng đó là làm trái thiên mệnh, liền sai thiên thần xuống trừng phạt. Học trò của Chu Văn An bị thần sét chém chết, xác trôi dạt vào cầu Bưu, hiện nguyên hình thành con thuồng luồng. Chu Văn An thương tiếc, cùng các học trò khác làm lễ an táng họ, lập thành miếu Gàn để tưởng nhớ.

Chiếc nghiên mực trôi về làng Quỳnh Đô, làm nước Đầm Mực hóa đen. Cây bút lông trôi đến làng Tó (Tả Thanh Oai), từ đó dân làng này nổi tiếng có nhiều người đỗ đạt.

Cast:

Đào Tam Xuân: Bảo Hường
Nữ Binh: Diễm Hương, Hà Thanh, Tuyết Mai, Thúy Luyện, Đỗ Quyên, Đức Anh

During the Trần dynasty, there lived a renowned Confucian scholar named Chu Văn An, known for his vast knowledge, great talent, and virtuous character. His reputation spread far and wide, attracting students from all over the land.

Among his disciples was the son of the River God, who transformed into human form each day to come ashore and study the sacred teachings. One year, the region of Thanh Đàm suffered a devastating drought—crops withered, and the people faced great hardship. Moved by their suffering, Chu Văn An urged his student to use magic to bring rain. However, since the Heavenly Decree forbade such acts, they could only use water from their master’s inkstone to summon the rain. The River God’s son splashed ink into the sky and cast his brush and inkstone into the river. That very night, heavy rain fell, saving the crops—but strangely, the rain was as black as ink and only fell over Thanh Đàm.

This act enraged the Jade Emperor, who saw it as defying divine will. In punishment, he sent celestial warriors to strike down the student with a lightning bolt. The young disciple perished, and his body drifted to Bưu Bridge, where he reverted to his true form—a mystical serpent-like creature. Overcome with sorrow, Chu Văn An and his students held a burial ceremony and built Miếu Gàn Temple in his memory.

Meanwhile, the inkstone drifted to Quỳnh Đô Village, turning the waters of Đầm Mực (Ink Pond) black. The scholar’s brush floated to Tó Village (Tả Thanh Oai), and from that time on, the villagers there became known for producing generations of accomplished scholars.


Trích đoạn “Tình mẹ” (tuồng hiện đại)

“A Mother’s Love” Excerpt (modern tuồng)

Trích đoạn “Tình mẹ” tái hiện một cuộc gặp gỡ đầy xúc động giữa anh Lê – một chiến sĩ cách mạng kiên trung và người mẹ già trong hoàn cảnh nghiệt ngã. Sau khi bị giặc Pháp bắt, anh Lê phải chịu những trận tra tấn dã man, nhưng với tinh thần thép, anh quyết không khai báo bất cứ điều gì. Nhằm ép anh phải lộ danh tính thật, kẻ thù đã tìm đến mẹ anh, dùng tình mẫu tử để lung lạc ý chí người chiến sĩ.

Trong cảnh gặp lại, người mẹ đau đớn khi thấy con mình bị giam cầm, thân thể bầm dập vì đòn roi, nhưng bà nén nước mắt, gạt bỏ tình riêng, tuyệt đối không để lộ thân phận của con. Cả hai mẹ con phải diễn một màn kịch trước mặt quân thù – giả vờ không quen biết nhau, cố giữ vẻ lạnh lùng để che mắt giặc. Trái tim người mẹ quặn thắt khi phải phủ nhận đứa con do mình rứt ruột sinh ra, nhưng bà hiểu rằng, chỉ có như vậy mới bảo vệ được con trai và đồng đội của anh.

Dù không thể bày tỏ tình yêu thương như bao người mẹ khác, nhưng ánh mắt bà đầy tự hào và khích lệ, như ngầm nói với con: “Hãy vững lòng, mẹ luôn bên con!” Trong khoảnh khắc ngắn ngủi ấy, tình mẫu tử không cần nói thành lời, nhưng lại mạnh mẽ hơn bất kỳ lời thổ lộ nào. Trích đoạn “Tình mẹ” không chỉ khắc họa sự hy sinh cao cả của người mẹ, mà còn tôn vinh tinh thần cách mạng bất khuất, thể hiện tình yêu nước lớn lao vượt trên cả tình thân ruột thịt.

Cast:

Mẹ Lê: NS Thúy Tiên
Anh Lê: NS Mạnh Linh
Tránh Mật Thám: NS Xuân Vũ
Huyện Thành: NS Thế Thủy
Lý Xằng: NS Đình Nam
Lính Tây: NSƯT Quang Cường, Đình Học, Danh Thái
Công, nông binh: Tập thể cán bộ, công nhân viên Nhà hát Tuồng Việt Nam

The excerpt “A Mother’s Love” portrays a deeply emotional reunion between Lê – a steadfast revolutionary soldier, and his elderly mother, set against a backdrop of hardship and oppression.

After being captured by the French colonialists, Lê endures brutal torture, yet remains unyielding, refusing to betray his comrades. In a desperate attempt to break his spirit, the enemy seeks out his mother, hoping to use their bond to weaken his resolve.

In their heart-wrenching encounter, the mother is devastated to see her son imprisoned, his body bruised and battered from relentless beatings. Yet, she suppresses her tears, casting aside personal anguish, and remains resolute—never revealing his true identity. Together, mother and son perform a painful act before their captors, pretending to be strangers, maintaining a cold and distant facade to deceive the enemy.

Her heart aches as she denies the very child she brought into the world, but she knows this is the only way to protect her son and his fellow revolutionaries. Though unable to express her love in words, her eyes shine with pride and encouragement, silently telling him: “Stay strong, my son. I am always with you.”

In this brief yet powerful moment, a mother’s love transcends words, speaking volumes through sacrifice and unwavering support. “A Mother’s Love” not only highlights the profound sacrifice of a mother, but also honors the unbreakable revolutionary spirit and the patriotic devotion that surpasses even familial bonds.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *